Bệnh lậu ở lưỡi

Trong các bệnh xã hội, bệnh lậu là bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng. Ngoài xuất hiện tại cơ quan sinh dục, miệng, mắt… chúng còn xuất hiện ở lưỡi. Vậy bệnh lậu ở lưỡi là gì? Nguyên  nhân bệnh lậu ở lưỡi là gì? Bệnh có triệu chứng thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây bệnh lậu ở lưỡi

Các chuyên gia cho biết, bệnh lậu ở lưỡi chủ yếu lây nhiễm chính qua đường quan hệ tình dục bằng miệng. Ngoài ra, bệnh còn lây nhiễm thông qua một số con đường khác như sau:

  • Dùng tay kích thích tình dục sau đó đưa lên miệng: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến vi khuẩn lậu xâm nhập vào khoang miệng.
  • Các cử chỉ gần gũi như: Hôn, thơm, sử dụng chung bàn chải đánh răng… có tổn thương trong khoang miệng hay vòm họng cũng có thể dẫn tới tình trạng bị mắc bệnh lậu ở lưỡi.

Tìm hiểu bệnh lậu ở lưỡi

Tìm hiểu bệnh lậu ở lưỡi

Triệu chứng bệnh lậu ở lưỡi thường gặp

Sau khoảng 2 – 6 ngày song cầu khuẩn lậu xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, người bệnh sẽ bắt đầu thấy xuất hiện một số triệu chứng bệnh lậu ở lưỡi như sau:

  • Tại lưỡi, vòm họng hay cuống họng của người bị bệnh xuất hiện những mảng màu trắng hoặc vàng.
  • Hơi thở cũng có mùi hôi rất khó chịu.
  • Cổ họng sưng tấy đỏ, đau rát, có hiện tượng ngứa cổ họng.
  • Ở vòm họng mọc nhiều mụn mủ, mụn đỏ, các hạch bạch huyết ở cổ họng nổi rất nhiều.
  • Triệu chứng khác: Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn…

Tuy nhiên, nhiều người không hiểu rõ về bệnh nên lầm tưởng với bệnh viêm họng, viêm amidan thông thường nên thường bỏ qua không điều trị. Chính điều này là nguyên nhân khiến bệnh trở nên nặng nề hơn, thậm chí phải đối mặt với nguy cơ ung thư vòm họng.

Cách điều trị bệnh lậu ở lưỡi hiệu quả nhất

Các bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội cho biết, muốn chữa trị bệnh lậu thành công và đạt hiệu quả cao thì cần dựa vào mức độ bệnh, tình hình sức khỏe bệnh nhân để lựa chọn phương pháp hay phác đồ điều trị bệnh lậu phù hợp.

Đối với những trường hợp bệnh lậu giai đoạn cấp tính ở lưỡi sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh kết hợp giữa uống, tiêm để điều trị. Thuốc kháng sinh có tác dụng giảm đau, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lậu. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng, tuyệt đối bạn không nên tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà, bởi điều này có thể khiến bệnh ngày càng trở nặng, gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này.

Leave a comment